Chữa hôi miệng

Chữa hôi miệng bằng cách nào hiệu quả có lẽ là băn khoăn của rất nhiều người đang mắc phải bệnh lý răng miệng khó chịu này. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp điều trị sao cho an toàn và hiệu quả trước hết phụ thuộc vào nguyên nhân chính gây nên hôi miệng. Bên cạnh đó, chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng cách cũng là giải pháp để bạn duy trì một hơi thở thơm mát.

Chữa hôi miệng

Hôi miệng khiến bạn tự ti trong giao tiếp

Hôi miệng xuất phát từ đâu?

Hôi miệng chủ yếu xuất phát từ một loại vi khuẩn sống trong khoang miệng là gram âm, chúng tiết ra hợp chất gây mùi có tên sulfuric. Gram âm sống ở dưới nướu răng và ẩn náu sâu trong lưỡi. Các vi khuẩn này chủ yếu ẩn nấp trong các mảng bám cao trên thân răng và dưới nướu.

Một bữa ăn giàu protein cũng có thể làm cho hơi thở có mùi. Chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng đòi hỏi cơ thể phải làm việc nhiều hơn, phản ứng trong quá trình tiêu thụ thức ăn chính là nguyên nhân gây hôi miệng.

Các bệnh lý răng miệng như: nhiễm trùng ở nướu răng, chân răng, quanh cổ răng hay răng sâu nhiều có chỗ vỡ trơ tủy răng hoặc có lỗ hổng sâu răng thuận tiện cho vi khuẩn trú ẩn cũng là nguyên nhân gây bệnh hôi miệng.

Chữa hôi miệng

Thức ăn lưu lại trên thân răng là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng

Lưỡi bị viêm và thức ăn bám trên bề mặt lưỡi hoặc các rãnh nứt lưỡi là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phân hủy protein tạo ra mùi hôi. Nước bọt có nhiệm vụ giữ má, lưỡi, môi, lợi ẩm ướt. Trong nước bọt có chứa men giúp tiêu hóa thức ăn, giảm các thay đổi độ pH trong miệng, khi miệng khô, nước bọt giảm nhiều thì tình trạng hôi miệng cũng tăng lên.

Ngoài ra, nhưng bệnh lý cơ thể như suy gan, suy thận, tiểu đường, lao phổi, AIDS hay phổ biến nhất là trào ngược dịch vị dạ dày cũng là nguyên nhân gây hôi miệng khá nhiều.

Chữa hôi miệng bằng cách nào hiệu quả nhất?

Để biết được mức độ hôi miệng, bạn có thể thực hiện theo cách thủ công là hà hơi vào gương hoặc lòng bàn tay. Một số phòng khám, trung tâm nha khoa hiện đại có thể xác định nồng độ hôi trong miệng bằng máy đo Halimeter, Halitest…

Dưới đây là một số phương pháp chữa hôi miệng hiệu quả:

Lấy cao răng

Chữa hôi miệng

Trị hôi miệng bằng phương pháp nào hiệu quả sẽ được xác định kèm theo nguyên nhân gây hôi miệng cụ thể. Thế nhưng, lấy cao răng sẽ được chỉ định trước tiên để điều trị hôi miệng. Bởi bệnh lý răng miệng này xuất phát chủ yếu từ các cao răng bám trên thân răng và dưới nướu, vi khuẩn lưu trú trên cao răng sẽ thải độc tố gây ra hôi miệng hoặc bệnh lý khác. Do vậy, làm sạch cao răng chính là việc loại bỏ các nguy cơ này. Tuy nhiên, việc loại bỏ cao răng cần được đảm bảo làm sạch cả cao răng trên thân và dưới nướu.

Nếu như trước kia lấy cao răng bằng cách sử dụng dụng cụ thủ công thường gây đau nhức hoặc chảy máy chân răng nhiều thì nay, với công nghệ lấy răng bằng máy siêu âm hiện đại, hiệu quả lấy cao răng sẽ đạt tối đa. Đầu máy siêu âm chỉ tác động làm bong mảng bám cao răng mà không hề xâm lấn đến nướu nên hoàn toàn không gây chảy máu và ê nhức cho người bệnh.

Thăm khám, tiến hành lấy cao răng định kỳ từ 4 đến 6 tháng/lần chính là cách vệ sinh, đồng thời hạn chế hôi miệng nhanh và tốt nhất. Nghiên cứu chứng minh, việc lấy cao răng định kỳ giúp loại bỏ 70% lượng vi khuẩn gây bệnh và giảm tới 90% nguy cơ các bệnh lý răng miệng nguy hiểm.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Chữa hôi miệng

Đánh răng đúng cách

Vệ sinh răng miệng tốt, đúng cách chính là điều kiện cơ bản cho một hàm răng đẹp và hơi thở thơm tho. Lời khuyên của chúng tôi là bạn nên đánh răng ngày 2 đến 3 lần sau bữa ăn khoảng 30 phút.

Chú ý là phải chải đều cả 4 mặt răng với bàn chải lông mềm một cách nhẹ nhàng nhằm làm sạch mảng bám trên răng mà không gây tổn hại đến nướu và men răng.

Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn những thức ăn còn sót lại trên các kẽ răng. Đồng thời cạo sạch lưỡi cũng là biện pháp giúp loại bỏ một phần lớn các vi khuẩn tồn tại trên khoang miệng.

Chữa hôi miệng

Sử dụng chỉ nha khoa

Nên sử dụng nước súc miệng vào buổi tối, bởi đây là thời gian mà vi khuẩn hoạt động mạnh. Nước súc miệng có hóa chất chlohexidine gluconate hoặc hóa chất cetylpyridinium chloride, benzethonium chloride, sodium bicarbonade, zinc chloride đều rất tốt cho việc loại bỏ mảng bám chứa vi khuẩn trên răng.

Nên hạn chế dùng các thức ăn chứa quá nhiều tinh bột hoặc chất đường. Bên cạnh đó, những đồ uống, thực phẩm có chứa nhiều ga, axit cũng nên loại bỏ.

Với trường hợp hôi miệng được xác định là do bệnh lý toàn thân gây nên hoặc sau khi chăm sóc, vệ sinh răng miệng tốt mà tình trạng hôi miệng vẫn không thuyên giảm thì bạn nên thực hiện các xét nghiệm cơ bản khác để có cách điều trị hiệu quả nhất.

 

 

The post Chữa hôi miệng appeared first on Trang chủ.



from Trang chủ http://ift.tt/1OTChe5
via IFTTT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét