Nhổ Răng

Nhổ răng là chỉ định bắt buộc khi răng đã bị tổn thương nghiêm trọng và có khả năng gây ảnh hưởng đến các răng khỏe mạnh bên cạnh. Tuy là thủ thuật không quá phức tạp nhưng nhổ răng cũng đòi hỏi chuyên môn của bác sĩ cùng với thiết bị tiên tiến thì mới thực hiện hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân.

Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng cho bạn trong những trường hợp sau:

+ Răng sâu, viêm tủy, viêm nha chu nặng.

+ Răng mọc lệch, mọc lộn xộn.

+ Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch.

+ Hay khi cần nhổ bớt răng để thực hiện niềng răng chỉnh nha

Nhổ Răng

Răng sâu được chia làm nhiều mức độ khác nhau và không hẳn cứ răng nào bị sâu thì phải nhổ bỏ. Thực tế có những trường hợp răng sâu được khôi phục và bảo toàn khá tốt giúp người bị răng sâu phục hồi gần 80 – 90% hình dáng và chức năng ăn nhai của răng.

Là làm gì khi có răng bị sâu?

Có nhổ răng hay không còn phụ thuộc rất lớn vào mức độ hư tổn của răng. Nếu răng sâu nhẹ (chỉ mới hư hỏng trên bề mặt, mô răng mất chưa nhiều hoặc vi khuẩn chưa ăn lan sang tủy răng, tủy răng chưa chết…) thì giải pháp trám răng có thể giúp bạn bảo tồn được những chiếc răng này.

Tuy nhiên, nếu răng bị sâu quá nghiêm trọng: mức độ sâu răng đã ăn lan sang tủy; tủy răng chết gây nhiễm trùng, răng lung lay quá nhiều do viêm nha chu, răng khôn mọc kẹt, mọc lệch gây tai biến… thì nhổ bỏ được xem là giải pháp tốt nhất để ngăn sự lây lan qua các răng khỏe mạnh khác.

Nhổ Răng

Những lưu ý khi nhổ răng sâu?

+ Răng sâu phải là răng được bác sĩ chỉ định nhổ bỏ

+ Răng sâu chỉ được phép nhổ  khi tình trạng đau nhức, sưng tấy không còn.

+ Nên nhổ răng vào buổi sáng vì đây là thời điểm cơ thể khỏe mạnh nhất (sau một đêm nghỉ ngơi đầy đủ). Nhổ răngsâu vào thời gian này cũng thuận tiện hơn cho bác sĩ và bệnh nhân trong việc thao tác và chăm sóc.

+ Răng sâu khi bị nhổ đi sẽ được cầm máu bằng miếng bông nhỏ trong khoảng 30 phút.

+ Sau khi thuốc tê tan, tại vị trí nhổ răng sâu sẽ có cảm giác đau âm ỉ. Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau (như paracetamol) nhưng tuyệt đối không dùng Aspirin (kể cả Aspirin PH8) vì chúng có thể sẽ gây chảy máu kéo dài.

Nhổ răng như thế nào?

+ Trước khi nhổ răng, nha sĩ sẽ xem hồ sơ bệnh án của bạn và chụp phim tia X. Phim tia X cho thấy chiều dài, hình dạng, vị trí các răng và xương xung quanh. Từ đó, nha sĩ ước tính được mức độ khó của tiểu phẫu và quyết định có nên chuyển bạn cho một chuyên gia phẫu thuật hàm mặt hay không.

Nhổ Răng

+ Trước khi nhổ, vùng xung quanh răng được làm tê. Các nha sĩ sử dụng một chất làm tê cục bộ để làm tê vùng miệng nơi có răng cần nhổ.

+ Đối với nhổ răng thông thường, sau khi khu vực đó được gây tê, răng được làm cho lung lay và lỏng lẻo bằng một dụng cụ gọi là cây nạy, sau đó được nhổ ra bằng kềm nha khoa. Nha sĩ còn có thể mài và tạo hình lại xương ổ phía dưới. Cuối cùng họ có thể khâu đóng mép lại bằng chỉ.

Quy trình chăm sóc sau khi nhổ răng

Giữ sạch và tránh nhiễm trùng ngay sau khi nhổ răng là cực kỳ quan trọng. Nha sĩ sẽ yêu cầu bạn cắn nhẹ vào miếng bông gòn khô, tiệt trùng và giữ trong khoảng 30 – 45 phút để giảm chảy máu và giúp đông máu. Trong 24 giờ sau, bạn không nên hút thuốc, súc miệng mạnh hoặc chải răng ở vùng mới nhổ.

Nhổ Răng

Bạn sẽ có cảm giác hơi ê ê và khó chịu sau khi nhổ răng. Trong vài trường hợp, nha sĩ khuyên bạn dùng thuốc giảm đau hoặc kê toa cho bạn. Bạn cũng nên chườm túi đá lạnh lên mặt mỗi 15 phút, nên uống nước bằng ống hút, tránh áp lực lên ổ răng mới nhổ, và không nên uống đồ nóng. Ngày tiếp theo sau khi nhổ răng, bạn bắt đầu súc miệng bằng nước muối ấm (nhưng không nuốt). Thông thường, cảm giác khó chịu sẽ giảm dần từ 3 ngày đến 2 tuần. Nếu bạn vẫn còn thấy sưng, đau nhiều, chảy máu hay sốt, hãy báo với nha sĩ ngay.

Nhổ răng mất bao lâu?

Thời gian nhổ răng thông thường chỉ mất khoảng 15 – 30 phút. Tuy nhiên, với một số trường hợp răng khôn phức tạp thì thời gian nhổ có thể sẽ lâu hơn 1 chút.

Nhổ Răng

Nhổ răng sâu có đau và nguy hiểm không?

Nhổ răng sâu không phức tạp như nhiều người vẫn lầm tưởng. Hiện nay, các điều trị nhổ răng sâu đều diễn ra khá nhanh chóng và giảm thiểu sự đau đớn nhờ vào lượng thuốc tê và kĩ thuật gây tê hiệu quả của bác sĩ.

Sau khi gây tê và nhổ bỏ chân răng nhiễm trùng, bác sĩ sẽ nạo sạch các mô bệnh lý quanh chóp răng đảm bảo sự sạch sẽ tuyệt đối cho vùng niêm mạc và nướu

Răng sâu nhổ đi sẽ được thay thế bằng giải pháp răng sứ (có thể là mão răng, cầu răng, hoặc gắn Implant tùy nhu cầu của mỗi người). Bước thay thế răng bị sâu này khá quan trọng vì nó không chỉ tạo hình ảnh thẩm mĩ cho người mất răng mà còn duy trì chức năng ăn nhai giúp mọi sinh hoạt ăn uống, giao tiếp của họ không bị ảnh hưởng.

Nhổ Răng

Nhổ răng xong có ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt?

Nhổ răng là chỉ định sau cùng khi bác sĩ thăm khám và nhận thấy không thể bảo tồn răng được nữa. Sau khi nhổ răng, vị trí mất răng sẽ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ toàn hàm. Nhưng bạn có thể lựa chọn kỹ thuật cầu răng hay cấy ghép implant để phục hình thẩm mỹ cho răng.

 

 

The post Nhổ Răng appeared first on Trang chủ.



from Trang chủ http://ift.tt/1OTCe1L
via IFTTT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét